Cột Cờ Lũng Cú – Minh chứng lịch sử thiêng liêng trên đỉnh núi Rồng

Cột cờ Lũng Cú – Một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua khi khách du lịch đến với Hà Giang. Được mệnh danh là nơi bắt đầu của cực Bắc Tổ quốc, nơi đặt bút vẽ nét đầu tiên của dải đất hình chữ S. Lũng Cú không chỉ là một điểm du lịch mà nó còn mang giá trị lịch sử dân tộc. Hãy cùng FTC Tourist tìm hiểu về lịch sử cũng như những điểm thú vị ở nơi này.

Cột Cờ Lũng Cú
Cột Cờ Lũng Cú

Thông tin chung Cột cờ Lũng Cú

Vị Trí

Cột cờ Lũng Cú nằm ở thị xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Có chiều cao khoảng 1470m so với mực nước biển. Đây được mệnh danh là một trong bốn tứ đại kì quang của Hà Giang bao gồm:Cao nguyên đá Đồng Văn, Dinh thự họ Vương, Cột cờ Lũng Cú và Con đường Hạnh phúc.

Nơi đây được xem là cột mốc đánh dấu điểm địa đầu cực Bắc của Tổ Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế từ cột cờ đến điểm cực Bắc của đất nước còn khoảng gần 2km. Nhưng từ lâu, người Việt Nam đã xem cột cờ như một trong bốn điểm địa đầu hình thành nên dải đất hình chữ S.

Đường đi

Từ Hà Giang, để đến được cột cờ, bạn sẽ đi theo quốc lộ 4C theo hướng Đông Bắc khoảng 160km để đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Sau đó bạn tiếp tục đi dọc theo con đường nối giữa xã Lũng Cú và Đồng Văn khoảng 40km là đến cột cờ. Cột cờ nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng oai nghiêm. Phóng tầm mắt ra canh giữ từng tấc đất của dân tộc.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng gọi nơi đây là “Mỏm tột Bắc” hay mỏm Lũng Cú tột Bắc để chỉ vùng đất nằm ở đầu cực Bắc. Để đến được cột cờ bạn phải trải qua 389 bậc thang mà theo Đại tá Lê Trân – Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Đồng Văn, 389 mang ý nghĩa là phần “bù” cho những người lính cầm súng bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đây là một số “tiến” biểu thị ý nghĩa cuối cùng, tột đỉnh như một lời thế bảo vệ Tổ Quốc.

Lịch sử cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú hiện tại mà bạn được tham quan là cột cờ đã được xây dựng và trùng tu lại nhiều lần. Cột cờ đầu tiên được xây dựng từ thời Lý Thường Kiệt. Lúc này chỉ là một lá cờ đơn sơ được Lý Thường Kiệt cắm khi ông hội quân trấn ải biên thuỳ tại đây. Cho đến năm 1887, khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Cột cờ đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng lại.

Lá cờ 54m2
Lá cờ 54m2

Năm 1978, bộ đội Biên phòng Lũng Cú đã dựng một cột cờ cao 10,2m bằng cây sa mộc, treo lá cờ đỏ sao vàng 1,2m2. Đây được xem như là một cột mốc đánh dấu điểm địa đầu của Tổ Quốc. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, quân và dân luôn đồng lòng kiên quyết bảo vệ nơi này. Để lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay như một biểu tượng của tự do, kiên cường bất khuất.

Năm 2000, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo xây dựng cột cờ tại vị trí hiện nay. Đến ngày 21/12/2001 thì cột cờ chính thức được hoàn thành. Vào những năm sau đó, cột cờ tiếp tục được trùng tu và xây dựng thêm lối đi cũng như những bậc thang đá như hiện nay. Cột cờ hiện tại mà chúng ta được tham quan được khánh thành vào ngày 25/09/2010.

Cột cờ hiện tại có chiều cao lên đến 33,15m, chân cột cao 20,25m và có đường kính là 3,8m. Trong lòng cột cờ còn có cầu thang xoắn ốc 140 bậc. Đứng trên đỉnh cột cờ, bạn có thể nhìn được toàn cảnh rừng núi hùng vĩ của vùng cực Bắc đất nước.

Những điểm đặc biệt của “Mỏm tột Bắc”

Kiến trúc cột cờ

Cột cờ treo lá cờ đỏ sao vàng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của đất nước Việt Nam. Đứng từ đỉnh cột cờ nhìn ra, bạn có thể thấy được 2 hồ nước nằm đối xứng với nhau. Người dân tại đây gọi đó là “mắt rồng”.

Cột cờ được xây dựng mô phỏng theo cột cờ ở Hà Nội. tuy nhiên có kích thước nhỏ hơn. Được xây dựng theo kiểu kiến trúc bát giác. Dưới chân cột cờ có 8 tấm phù điêu đá xanh. 8 tấm phù điêu này minh hoạ cho những thời kì lịch sử khác nhau của dân tộc. Bên cạnh đó còn biểu hiện cho phong tục tập quán của người dân vùng đất Hà Giang. Trên 8 tấm phù điêu còn được gắn 8 mặt trống đồng.

Dưới chân cột cờ có 8 tấm phù điêu đá xanh
Dưới chân cột cờ có 8 tấm phù điêu đá xanh

Câu chuyện huyền thoại

Khi đặt chân đến vùng đất này, chắc chắn bạn sẽ được nghe một câu chuyện nhuốm màu huyền thoại. Tương truyền rằng vùng đất này khi xưa là nơi trú ngụ của dân tộc Mông và Lô Lô. Theo như người Mông, Lũng Cú được gọi là Lũng Ngô theo tiếng của người đồng bào. Còn đối với dân tộc Lô Lô thì Lũng Cú là Long Cư. Có nghĩa là nơi đây là nơi cư ngụ của Rồng. Ngày xưa, Rồng tiên xuống trần gia du ngoạn. Vì yêu mến cảnh vật nơi đây mà đậu xuống đỉnh núi trước làng. Từ đó về sau, ngọn núi được gọi là núi Rồng.

Ngày xưa, vùng đất này vô cùng khô hạn, cằn cỏi. Do đó cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Cũng vì yêu mến mảnh đất này, mà khi về trời, Rồng tiên đã để lại đôi mắt của mình tại đây. Đôi mắt đó biến thành hai hồ nước ngọt nằm hai bên chân núi. Một hồ nước thuộc về làng dân tộc Mông và hồ còn lại thuộc về làng dân tộc Tô Tô. Nhờ đó mà cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.

Nên đến Lũng Cú du lịch vào mùa nào

Cột cờ nằm ở vị trí khá xa trung tâm Hà Giang. Đường đi đến đây cũng là đường núi khá hiểm trở. Do đó, đẻ có thể tham quan nơi này một cách thuận tiện nhất. Khách du lịch nên đến đây vào những thời điểm sau đây:

  • Từ tháng 1 đến tháng 3: Đây là lúc hoa cải vàng, hoa mận, hoa đào nở rộ khắp mọi nẻo đường rừng núi.
  • Từ tháng 6 đến tháng 8: Lúc này là mùa hè vì thế không gian rất khô ráo, dễ đi.
  • Từ tháng 10 đến tháng 12: Đây là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ. Đến đây vào thời điểm này bạn vừa có thể thưởng thức hoa tam giác mạch vừ có thể tham gia vào các lễ hội hoa tại đây.

Trên đây là những thông tin thú vị về Cột cờ Lũng CúFTC Tourist muốn chi sẻ đến bạn. FTC Tourist chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại Hà Giang cũng như nơi địa đầu của Tổ Quốc.

Đặt vé ngay

FTC TOURIST

Văn phòng: 83/18 Đường Số 3, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline/ Zalo: 0906.312.799
Email: contact@ftctourist.com

>> TOUR ĐẶC BIỆT: TOUR TP.HCM – HÀ NỘI – SAPA – HẠ LONG – NINH BÌNH 5N4Đ